Kỷ lục mới nhất về dự trữ ngoại hối của Việt Nam


Trong phát biểu tại lễ bế mạc của Trung ương Đảng khóa 12 vừa diễn ra ngày 11/10, tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nói :  Quy mô dự trữ ngoại hối quốc gia đã đạt 45 tỷ USD, tăng thêm 6 tỷ USD so với cuối năm 2016. Như vậy, quy mô dự trữ ngoại hối của Việt Nam tiếp tục lập kỷ lục mới sau con số 42 tỷ USD công bố trước đây vài tháng. 

Cụ thể, tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho biết: Trong 6 tháng đầu năm 2017, dự trữ ngoại hối quốc gia tiếp tục gia tăng, đạt mức xấp xỉ 42 tỷ USD. Như vậy, từ cuối tháng 6 đến nay, NHNN đã bơm ra một lượng tiền đồng lớn (khoảng 68.000 tỷ đồng) để mua ròng 3 tỷ USD.

Trong hai phiên đầu tuần này, Sau 3 lần liên tăng giá mua kể từ đầu năm, Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước đã có hai phiên điều chỉnh liên tiếp là giảm giá 5 đồng /USD/phiên khi mua vào USD . Trong khi đó, trên thị trường liên ngân hàng một diễn biến khác diễn ra song song với việc mua vào ngoại tệ, Ngân hàng nhà nước cũng đẩy mạnh phát hành tín phiếu cũng như nới kỳ hạn của tín phiếu lên, một nghiệp vụ để từng bước trung hòa bớt lượng tiền đồng đưa ra để mua vào ngoại tệ. Hiện tại, do nguồn vốn trong các hệ thống ngân hàng dư thừa đến mức Ngân hàng Nhà nước phải liên tục hút bớt về lượng lớn, điểm hoán đổi lãi suất “đồng - đô” trên liên ngân hàng chuyển sang âm.

Từ đầu tháng 10 năm nay, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục mua vào lượng lớn ngoại tệ nhằm gia tăng dự trữ ngoại hối.  Cụ thể là trong ngày 10/10, cơ quan này đã nâng lượng tín phiếu phát hành ra lên 7.000 đồng thay vì quy mô phát hành chỉ khoảng 5.000 đồng/phiên trước đó; kỳ hạn tín phiếu dài hơn với 14 ngày đã xuất hiện, sau khi ngừng từ tháng 3/2017. 
Riêng trong ngày 11/10,Ngân hàng Nhà nước tiếp tục nâng quy mô phát hành tín phiếu hút bớt tiền về, với tổng lượng chào thầu lên 8.000 tỷ đồng, kỳ hạn tiếp tục nới dài ra 14 ngày.

Theo phát biểu của lãnh đạo chuyên trách của Ngân hàng Nhà nước, nguồn lực ngoại tệ trong dân cư vẫn vận động, chuyển hóa như trên để đi vào các đích đến mà chính sách vĩ mô muốn lai dắt, nó không nằm im gây hoang phí. Ngay cả khi nó nằm im, thì cũng đang thực hiện chức năng của nó, ví dụ như để phòng vệ rủi ro lạm phát theo quan điểm của người sở hữu, hoặc tích trữ tài sản của người dân - quyền và lựa chọn cần được tôn trọng.

Như vậy, với tổng lượng tín phiếu lưu hành (lượng tiền Ngân hàng Nhà nước tạm hút về) hiện đã được nâng lên trên 25.000 tỷ đồng, thay vì quanh mức 20.000 tỷ đồng cách đầy một tuần trở về trước. Diễn biến suy giảm mạnh tỷ lệ đô la hóa nói trên, cùng với tốc độ gửi VND tăng cao, phản ánh sự chuyển hóa rõ rệt nguồn lực từ ngoại tệ sang VND để đi vào ngân hàng và đi vào sản xuất kinh doanh, tiêu dùng…, Bên cạnh đógóp phần cải thiện nhanh và mạnh nguồn lực quốc gia qua dự trữ ngoại hối.

Source: tienphong.vn

0 nhận xét:

Copyright © 2013 TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG